Cách Đặt Ranh Giới Cho Bản Thân
Đôi khi chúng ta thấy mình ở trong những tình huống mà chúng ta không chắc phải làm thế nào để thiết lập và tuân theo các giới hạn của mình. Nếu chúng ta là một người hay muốn làm hài lòng mọi người, có thể bạn đang gặp khó khăn trong việc thiết lập và tuân theo các giới hạn bởi vì chúng ta không muốn nói không với người khác. Bạn lo lắng mọi người sẽ cảm thấy không vui và không còn thích mình nữa nếu chúng ta đặt ra các giới hạn của mình. Có thể, chúng ta cũng không muốn bản thân bị xem như một người không sẵn sàng giúp đỡ người khác, một người cứng nhắc.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy dỗ rằng bạn nên làm việc gì đó vì mẹ bạn muốn vậy, hoặc bạn sẽ là một người tốt nếu làm việc đó. Nó tạo ra sự phụ thuộc mang lại những cảm giác mà nếu chúng ta cho đi và cho đi, thì người khác sẽ cho chúng ta sự xác nhận mà chúng ta muốn. Chúng ta được lập trình để cho đi khi mọi người yêu cầu mà không quan tâm đến cảm xúc của chúng ta. Bởi vì chúng ta được giáo dục để cho đi mà thường không xem xét liệu chúng ta đang giúp đỡ vì mình muốn hay vì cảm thấy áp lực phải làm việc đó. Hãy nghĩ về những trường hợp trong cuộc sống mà bạn được yêu cầu hoặc được mong đợi làm việc gì đó. Khoảnh khắc khi bạn được yêu cầu đến văn phòng tăng ca vào ngày nghỉ. Hoặc khi ở nhà bạn được mong đợi không chỉ chăm sóc trẻ nhỏ mà còn làm việc vặt, dọn dẹp nhà cửa, nấu bữa ăn tối, làm bài tập về nhà, v.v. Bắt đầu thiết lập và thực thi những giới hạn vào những lúc như thế này là quan trọng.
Quan trọng là phải học cách cân bằng giữa việc cho đi và chăm sóc bản thân. Sẽ hơi khó khăn cho chúng ta để thay đổi khi xã hội tập trung vào việc cho đi quá nhiều mà không biết cách trao cho bản thân.
Khi bắt đầu thiết lập các giới hạn, hãy tự hỏi bản thân, “Đây có phải là điều tôi muốn làm không? Điều này có tốt cho tôi không?” Bạn muốn giúp đỡ mọi người là một điều tuyệt vời, nhưng khi bạn kiệt sức và quá tải, việc giúp đỡ người khác sẽ khiến bạn kiệt sức. Khi kiệt sức, bạn rất dễ trở nên bực bội vì bạn bắt đầu cảm thấy mình là người duy nhất cho đi trong mối quan hệ. Bạn bực bội vì người yêu hoặc bạn bè của bạn không trao đi và không cố gắng tương xứng với những gì bạn đã làm trong mối quan hệ. Sẽ có những người cố ý thao túng bạn, nhưng có những người chỉ đơn giản là họ không biết họ đang lợi dụng bạn. Họ biết họ muốn được giúp đỡ, và bạn luôn nói đồng ý. Khi chúng ta thường xuyên bù đắp cho những thiếu thốn hoặc giúp đỡ ai đó, chúng ta sẽ bắt đầu khiến họ lờn với việc đó. Họ đã quá quen với sự giúp đỡ của chúng ta đến nỗi họ không tự thân vận động để giúp đỡ chính mình.
Điều quan trọng nhất khi thực thi những giới hạn là học cách nói không và không cần giải thích gì thêm. Khi chúng ta giải thích và biện minh là bởi vì chúng ta cảm thấy có lỗi và hy vọng người kia sẽ thấy những lý do này là hợp lý và không khó chịu với chúng ta. Bạn không cần phải giải thích quá nhiều lý do tại sao bạn không thể hoặc không muốn làm việc này bây giờ. Nếu người đó quan tâm và tôn trọng bạn, họ sẽ tôn trọng khi bạn nói không. Sẽ có khó chịu khi bạn thiết lập giới hạn của bản thân. Mọi người đã quen thuộc khi bạn nói “vâng” và thậm chí họ không ý thức được họ đang thao túng hoặc làm bạn cảm thấy có lỗi để bạn giúp đỡ họ. Khi họ yêu cầu sự giúp đỡ, bạn không cần phải trả lời họ ngay lập tức. Bạn có thể nói, “Mình có thể giúp bạn; mình sẽ liên hệ với bạn sau.” Bằng cách đó, bạn sẽ có chút thời gian để suy nghĩ và tự hỏi bản thân xem liệu làm việc này có tốt cho bạn hay không và liệu việc này có cần phải làm ngay bây giờ hay không.
Thực thi giới hạn của bạn cũng là dạy mọi người cách bạn muốn được đối xử. Khi ai đó bắt đầu thúc ép và lạm dụng hoặc thao túng, hãy nói, “Này, mình đang cảm thấy bị thúc ép và mình không thích điều đó.” Nếu họ tiếp tục thúc ép, bạn có thể nói, “Mình xin lỗi, nhưng mình không thể việc đó.” Sau đó, rút lui khỏi cuộc trò chuyện. Đôi khi, hãy đặt bản thân lên hàng đầu, đặc biệt nếu bạn đã cho đi quá nhiều. Mỗi ngày bạn nên hỏi han bản thân. Nếu đã một thời gian rồi mà bạn vẫn chưa trao cho chính mình thì hãy làm đi. Dành thời gian ra ngoài, đi dạo hoặc dành thời gian chất lượng hơn cho gia đình. Sẽ có một số ngày bận rộn hơn những ngày khác và cần sự giúp đỡ của bạn nhiều hơn. Nhưng đừng quên quan tâm đến bản thân, xem thử cảm giác của bạn như thế nào, bạn cần gì và liệu những giới hạn của bạn có được tôn trọng hay không.