Blog

Tính Nữ Diệu Kỳ

Các Dấu Hiệu Cho Thấy Đã Đến Lúc Bạn Phải Ra Đi Trong Một Mối Quan Hệ

Lucy-Le-Rachel-Calvo_photo-1027

Các Dấu Hiệu Cho Thấy Đã Đến Lúc Bạn Phải Ra Đi Trong Một Mối Quan Hệ

Kết thúc một mối quan hệ có thể rất đáng sợ, cho dù đó là nói lời chia tay với một người bạn cũ hay ra đi khỏi một mối quan hệ mà bạn đã dành nhiều năm tháng phát triển như ngày hôm nay.

Tất cả các mối quan hệ đều có những lúc thăng trầm, chúng ta cố gắng vượt qua khoảng thời gian đó, và tin rằng mọi thứ sẽ nhanh qua thôi. Tuy nhiên, đôi khi ở trong một mối quan hệ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của bạn. Chúng ta nhận biết những dấu hiệu rõ ràng để biết đã đến lúc phải ra đi; như việc họ liên tục lừa dối bạn, lạm dụng bạn, v.v … Nhưng đây là một số dấu hiệu dễ dàng bị bỏ qua nhưng nó cho bạn biết đã đến lúc bạn phải rời bỏ mối quan hệ đó rồi.

Những lời hứa và lòng tin liên tục bị phá vỡ

Họ liên tục làm mất lòng tin của bạn. Bạn không còn tin tưởng vào những gì họ nói và những lời hứa của họ nữa. Hết lần này đến lần khác, bạn cho họ cơ hội nhưng họ liên tục lợi dụng bạn. Niềm tin bị mất đi khi họ lỡ hẹn với bạn để đi chơi với bạn bè, họ đang ở đâu hoặc luôn về nhà muộn hơn so với lời họ nói.

Những điều nhỏ nhặt này tích tụ dần dần theo thời gian. Họ hứa với bạn cho dù là những lời hứa nhỏ nhất nhưng sau đó thì luôn không thực hiện được vì một lý do nào đó. Đôi khi, có thể là vì một lý do chính đáng, chẳng hạn như công việc, các trách nhiệm khác, hoặc thậm chí họ thực sự quên mất. Sẽ có lúc chúng ta không thể tránh khỏi việc thất hứa trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là nếu những lời hứa và sự tin tưởng bị phá vỡ liên tục, và nếu bạn luôn biện minh cho hành động của họ (hoặc không), thì đã đến lúc bạn cần lùi lại và bắt đầu nhìn vào bức tranh toàn cảnh và xem xét liệu có vòng lặp nào đang xuất hiện hay không.

Lời nói không đi đôi với hành động

Nếu bạn thấy những gì anh ấy nói khác với những gì anh ta thể hiện, thì điều đó đang phá vỡ niềm tin của bạn, nhưng còn hơn thế nữa. Sự kết nối bị gián đoạn khi chúng ta thấy hành động của họ không như những gì họ nói. Giả sử bạn gặp một chàng trai và hai bạn dành thời gian cho nhau, ngủ cùng nhau và chia sẻ với nhau, thân mật về mặt cảm xúc. Hai bạn hẹn hò, đi nghỉ lễ cùng nhau và bạn cảm thấy mối liên hệ sâu sắc với họ. Tuy nhiên, anh ấy nói với bạn hai người chỉ đang vui vẻ với nhau hoặc chỉ là mối quan hệ trên tình bạn dưới tình yêu mà thôi. Họ thể hiện những kết nối cảm xúc trong mối quan hệ, nhưng họ từ chối cam kết; họ không đi đôi giữa những gì họ nói về mối quan hệ với những gì họ đang thể hiện với bạn. Bạn thấy rối vì một mặt họ muốn ở bên bạn, nhưng mặt khác họ lại từ chối cam kết hoặc cho bạn sự rõ ràng trong mối quan hệ, hoặc ngược lại. Họ nói yêu bạn và muốn ở bên bạn, nhưng họ lại lỡ hẹn với bạn, tán tỉnh người khác và hành động của họ chứng minh điều ngược lại với những gì họ nói.

Bạn không tiếp tục phát triển

Chúng ta nghĩ phát triển bản thân là điều cần thiết với những người trẻ. Khi trưởng thành, chúng ta có những cột mốc quan trọng khác để phấn đấu đạt được; một công việc tốt, mối quan hệ, gia đình, v.v. Và một khi chúng ta ở trong một mối quan hệ hoặc đã có gia đình, chúng ta sẽ tập trung hơn vào sự phát triển của cả hai và xem cả hai như là một, khi đó chúng ta dễ dàng quên rằng bản thân chúng ta cần phải tiếp tục nỗ lực phát triển trong suốt chặng đường đời.

Mối quan hệ là cách để chúng ta phát triển như một cặp vợ chồng, nhưng mối quan hệ trở thành vấn đề nếu bạn không có sự phát triển cá nhân. Điều này còn quan trọng hơn cả việc bạn bị cuốn vào cuộc sống, bạn bị mắc kẹt trong một vòng lặp, cho dù bạn có cố gắng để thoát ra, bạn cũng không thể. Bạn không đáp ứng được nhu cầu của bản thân và không thể mở lòng với những nhu cầu đó. Chúng ta quên rằng mình cần có thời gian cá nhân để tìm hiểu và xác định các nhu cầu của chính mình. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta cần học hỏi và phát triển cho những vai trò ngày càng phát triển như trở thành người lớn, một chuyên gia, người yêu, làm vợ, làm mẹ, v.v. Bên cạnh đó, chúng ta cần quan tâm đến nhu cầu của bản thân, ngoài những vai trò kể trên.

Mối quan hệ không phải là 50/50

Chúng ta cũng mất kết nối trong mối quan hệ khi hai người không nỗ lực đủ. Khi chúng ta ở bên ai đó, mối quan hệ nên có sự chia sẻ và gần gũi. Cả hai cần phải nỗ lực để mối quan hệ được hanh thông. Khi mối quan hệ không ở trong sự cân bằng giữa nam và nữ, thì một trong hai sẽ phải nỗ lực nhiều hơn. Có thể một trong hai phải có thêm trách nhiệm và phụ giúp việc nhà để người kia cảm thấy được kết nối hơn về cảm xúc.

Bạn sợ cô đơn hơn là sợ đánh mất một mối quan hệ 

Đây là dấu hiệu lớn; nó không phải là một dấu hiệu cảnh báo, nhưng nó là dấu hiệu cho thấy bạn cần nhìn sâu vào bên trong để hiểu bản thân. Chúng ta có thể bước vào một mối quan hệ vì nhiều lý do khác nhau, vì tình yêu, những kết nối cảm xúc, sự thân mật, ổn định tài chính,… Không có một lý do nào là duy nhất và không có lý do nào là sai. Lý do lớn nhất mà bạn nên muốn ở trong một mối quan hệ là vì bạn muốn được ở bên người kia, chứ không phải để lấp đầy khoảng trống trong bạn.

Hãy nhìn sâu vào bên trong bản thân và xem bạn cảm thấy thế nào về mối quan hệ của mình. Bạn có thấy mình đang sống trong quá khứ nhiều hơn là ở hiện tại không? Bạn có thấy mình đang ở trong một mối quan hệ vì tất cả khoảng thời gian và kỷ niệm mà hai bạn đã cùng nhau xây dựng trong suốt nhiều năm qua, nhưng lại không thể nghĩ ra khoảng thời gian bạn thực sự hạnh phúc dạo gần đây? Đã bao lâu rồi bạn không hạnh phúc? Bao nhiêu tuần? Bao nhiêu tháng? Hay nhiều năm? Mối quan hệ mang lại nhiều đau đớn hơn là hạnh phúc? Bạn sợ mất người ấy hay sợ cô đơn hơn? Hãy nhìn vào bên trong bản thân để xem tại sao bạn lại ở trong mối quan hệ này và đó có phải là điều bạn thực sự muốn không.

Sự thờ ơ

Một dấu hiệu lớn khác là bạn không còn quan tâm nữa, cũng như không muốn giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ. Nó là sự thờ ơ khi bạn không còn quan tâm đến việc liệu người đó có ở trong cuộc đời của bạn nữa hay không. Đây chỉ đơn giản là hai bạn đã quá cách xa nhau và đang muốn bước sang chương tiếp theo của cuộc đời mình. Bạn ở trong mối quan hệ chỉ đơn giản vì đó là những gì bạn biết. Bạn xứng đáng được ở trong một mối quan hệ mà bạn yêu và cảm thấy được yêu. Nếu đến thời điểm mà bạn hoặc vợ / chồng của bạn không còn quan tâm đến mối quan hệ hay mong muốn giải quyết các vấn đề thì không còn sự lựa chọn nữa, đã đến lúc bạn phải ra đi và tiếp tục chặng đường của mình.

Để lại suy nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *