Blog

Tính Nữ Diệu Kỳ

Làm Thế Nào Khi Bị Phán Xét?

IMG_7990

Làm Thế Nào Khi Bị Phán Xét?

Khi ai đó phán xét bạn, thường những lời đó không liên quan gì đến bạn. Bạn thường nhìn nhận lời phán xét, những xấu hổ và mặc cảm đó như sự phản ánh của con người mình. Khi ai đó đánh giá chúng ta, chúng ta bắt đầu đánh giá chính mình.

Khi chúng ta tự bảo vệ bản thân, chúng ta không muốn mọi người nhìn thấy phiên bản thực, thô và dễ bị tổn thương (vulnerability) của mình. Chúng ta không muốn bộc lộ con người thật vì sợ hãi. Tuy nhiên, việc để cho mọi người nhìn thấy những khía cạnh của con người mình là điều quan trọng để chúng ta phát triển những mối quan hệ sâu sắc hơn. Khi chúng ta sợ để mọi người bước vào bên trong con người mình, chúng ta sợ rằng mình sẽ bị tổn thương hoặc sợ rằng mình đang trao quyền cho người đó; chúng ta lo sợ khi tin tưởng người đó và để họ sử dụng những điều dễ bị tổn thương bên trong mình để chống lại hoặc đánh giá chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta cần mở lòng để trở nên dễ bị tổn thương. Những lúc như vậy là cơ hội tốt để thực hành tự làm cha mẹ của chính mình (self-parenting) và tìm hiểu sâu hơn về những tổn thương đang kích hoạt cảm xúc của chúng ta. Nếu chúng ta vẫn khép kín và đề phòng, chúng ta đang không tạo cho mình cơ hội để thực hành tình yêu đối với bản thân (self-love), tự làm cha mẹ của chính mình (self-parenting) và để chữa lành bên trong. Chúng ta cũng không có cơ hội thể thực hành nắm giữ sức mạnh của riêng mình và làm lệch hướng những vấn đề của người khác ra khỏi chúng ta.

Có những người ngoài kia sẽ đánh giá bạn và có những người sẽ muốn thao túng bạn. Nhưng có một lý do sâu xa hơn tại sao họ lại phán xét bạn. Ai đó có thể đánh giá bạn như một hình thức của phép chiếu, mặc cảm và xấu hổ. Và nếu bạn bắt gặp ai đó lợi dụng sự dễ bị tổn thương của bạn để chống lại bạn hoặc thậm chí lạm dụng nó, thì họ cần phải rời khỏi cuộc sống của bạn. Nếu chúng ta phơi bày bản thân và ai đó từ chối chúng ta hoặc bỏ rơi chúng ta, điều đó sẽ rất đau lòng. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra họ là ai và vị trí của họ trong cuộc đời bạn.

Không phải mọi người trong cuộc sống của bạn đều phải là những người bạn có mối liên hệ sâu sắc. Có những mối quan hệ nhẹ nhàng và vui vẻ trong cuộc sống của bạn, và kế đó là những người mà bạn có thể kết nối ở một mức độ sâu sắc hơn. Mọi người bước vào cuộc sống của bạn vào những thời điểm khác nhau vì những lý do khác nhau. Nếu bạn không thể bộc lộ bản thân, thì bạn sẽ không bao giờ biết được lý do tại sao người đó lại có mặt trong cuộc đời bạn.

Thật không may, chúng ta không chỉ lo lắng về những phán xét từ người khác, mà còn là những phán xét từ chính bản thân mình. Rất nhiều người trong chúng ta sẽ sử dụng sự phán xét bản thân như một cách để bảo vệ chính mình. Chúng ta làm điều này để giảm bớt sự chỉ trích tiềm ẩn từ người khác hoặc để bảo vệ bản thân khỏi nỗi đau của thất bại. Có một số lý do khác giải thích tại sao chúng ta tự phán xét chính mình:

  • Hình ảnh lý tưởng của chúng ta so với thực tế
    • Chúng tôi có hình ảnh về con người mà chúng ta muốn hoặc cần phải trở thành, và bất cứ điều gì khiến bản thân chưa đạt được hình ảnh đó đều là thất bại.
  • Giá trị bản thân dựa trên thành công của chúng ta
    • Chúng ta nâng cao giá trị bản thân từ những thành tựu và thành công của mình. Vì vậy, khi chúng ta gặp phải một thất bại hoặc khó khăn không thể tránh khỏi, chúng ta coi đó là sự phản ánh con người bên trong của mình.
  • Lòng tự trọng thấp
    • Chúng ta không cảm thấy bản thân đủ tốt. Phần lớn điều này xuất phát từ thời thơ ấu, nơi chúng ta khó làm hài lòng cha mẹ hoặc luôn bị so sánh với những anh chị em/những đứa trẻ có thành tích cao hơn. Đó trở thành động lực và niềm tin để rồi bản thân cần phải hoàn hảo để được yêu.
  • Tạo động lực cho bản thân
    • Mặc dù nghe có vẻ khác thường (và đúng là như vậy), có một niềm tin mãnh liệt hình thành trong thời thơ ấu rằng chúng ta sẽ làm tốt hơn nếu chúng ta đánh bại chính mình. Điều này xảy ra khi đứa trẻ “hư hỏng” hoặc thất bại nên chúng bị phạt và được kỳ vọng sẽ tiến bộ và thành công vào lần sau. Ví dụ phổ biến nhất là khi ta trượt một bài kiểm tra. Bạn đã cố gắng và thất bại trong bài kiểm tra toán, vì vậy bạn bị phạt không được đi chơi với bạn bè vào cuối tuần, không được sử dụng điện thoại hoặc một số đặc quyền khác. Và bạn có thể mất những đặc quyền này vào cuối tuần hoặc cho đến khi bạn vượt qua bài kiểm tra tiếp theo. Việc phạt bạn không được đi chơi với bạn bè hoặc sử dụng điện thoại có khiến bạn đột nhiên chăm chỉ học toán hoặc thay đổi điểm số không? Không. Bất kể những điều này có hợp lý hay không (loại bỏ sự phân tâm), vòng tròn kỳ vọng vẫn không thay đổi. Thất bại, trừng phạt, thành công.

Vậy chúng ta có thể làm gì khi bị phán xét?

  • Điều đầu tiên là tìm hiểu xem sự phán xét này đến từ đâu. Như chúng ta đã thảo luận trước đó, sự phán xét hiếm khi phản ánh thực tế về bạn. Thay vào đó, nó là sự phản ánh của người đang đánh giá chúng ta; điều đó bao gồm sự tự đánh giá. Hiểu được lý do tại sao ai đó đánh giá chúng ta có thể giúp chúng ta không chỉ nắm giữ sức mạnh của mình mà còn giúp bạn không phải gánh chịu những nỗi bất an của họ. Nếu chúng ta biết được những phán xét đến từ đâu và hiểu rằng nó không phải là sự phản ánh của chúng ta, thì nó sẽ ít có ảnh hưởng sâu sắc đến bạn.
  • Thứ hai là tìm ra những tổn thương nào đang bị kích hoạt bên trong bạn. Sự phán xét làm chúng ta đau đớn, nhưng nó cũng cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc về những tổn thương chúng ta đang có. Một khi chúng ta hiểu những tổn thương nào đang được kích hoạt, chúng ta có thể bắt đầu chữa lành vết thương lòng của mình.
  • Thứ ba là trở nên thoải mái với cảm xúc của bạn, cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Mọi cảm xúc trong bạn đều có lý do. Chúng ta thường là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình, nhưng bạn không cần phải tranh chiến với bản thân. Khi bạn nhận thấy bản thân đang phán xét chính mình, hãy lùi lại một chút và đối xử với bản thân như một người bạn, với lòng trắc ẩn.
  • Thứ tư và cũng là cuối cùng, hãy đầu tư vào bản thân. Hãy dành thời gian để tìm hiểu về bản thân, tìm hiểu về những kích hoạt cảm xúc và những tổn thương trong bạn, đồng thời dành thời gian mà bạn cần để chữa lành. Thực hành tự làm cha mẹ cho chính mình, yêu thương bản thân và dành thời gian đầu tư vào sự phát triển và hạnh phúc của bản thân.

Để lại suy nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *