Blog

Selflove - Chữa Lành

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Nỗi Sợ Sau Thất Bại?

IMG_8475

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Nỗi Sợ Sau Thất Bại?

ất cả chúng ta đều có nỗi sợ thất bại ở một mức độ nào đó, và rất nhiều người trong chúng ta coi nỗi sợ này như một điểm yếu của bản thân. Khi chúng ta trải qua một thất bại nào đó, chúng ta nghĩ, “Lẽ ra mình nên hiểu biết hơn”, “Mình nên cố gắng nhiều hơn”, “Mình không đủ giỏi”,v.v. Thật dễ dàng để trở nên khắt khe với chính mình và thậm chí với người khác khi chúng ta không đạt được mục tiêu mình đề ra. 

Tại sao chúng ta sợ thất bại? 

Nỗi sợ thất bại của chúng ta gắn liền với nỗi sợ hãi về những điều mình chưa biết. Chúng ta cần biết điều gì sẽ xảy ra, và điều gì có thể mong đợi, nếu không biết rõ những điều này sẽ khiến chúng ta lo lắng. Nếu không biết điều gì sẽ xảy ra, chúng ta không thể tin tưởng những gì có thể xảy ra trong cuộc sống của mình, và chúng ta không thể tin tưởng vào chính mình để tạo ra cuộc sống mà chúng ta muốn. 

Cảm giác thất bại

Mặc dù hầu hết chúng ta đã trải qua khá nhiều thất bại trong cuộc sống, nhưng thất bại vẫn có thể ảnh hưởng lớn đến chúng ta, đặc biệt là đối với những thứ mà chúng ta thực sự nương dựa vào. Chúng ta có thể trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, bao gồm lo lắng, trầm cảm và tuyệt vọng. Những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ này có thể ảnh hưởng đến một số lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến nỗi sợ thất bại. Những yếu tố này bao gồm thiếu sự hỗ trợ trong các mối quan hệ, lòng tự trọng thấp, lời độc thoại (self-talk) tiêu cực, liên tục so sánh bản thân với người khác và những kỳ vọng không thực tế. 

Cách chúng ta suy nghĩ thế nào về thất bại

Nỗi sợ thất bại giống như hiệu ứng domino. Chúng ta mong muốn một số thứ trong cuộc sống, như việc chúng ta muốn bắt đầu một công việc mới,  kinh doanh hoặc một mối quan hệ lành mạnh. Rồi khi chúng ta thất bại ở điều gì đó; ví dụ chúng ta không được thăng tiến hoặc không nhận được khoản vay để khởi nghiệp, chúng ta xem đó là sự thất bại và những cảm xúc khó chịu ấy ảnh hưởng đến chúng ta. Một khi chúng ta thất bại trong một lĩnh vực nào đó, nó khiến chúng ta lo lắng và trở nên không chắc chắn với những lựa chọn của mình ở những việc khác mà chúng ta muốn trong cuộc sống. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ tiêu cực về “điều gì sẽ xảy ra nếu mình không thể làm được”, “điều gì sẽ xảy ra nếu điều này không phải dành cho mình”, và cứ như thế khiến chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi về những hành động của mình trong tiến trình để đạt được các mục tiêu khác trong cuộc sống. 

Sau đó là nỗi sợ hãi bị đánh giá, mọi người nhìn thấy thất bại của chúng ta và đánh giá chúng ta hoặc những nỗi bất an trong chính họ ảnh hưởng đến chúng ta. Người ta nói chúng ta đã thất bại vì quá kén chọn hoặc khuyên chúng ta hạ thấp tầm nhìn của mình thấp một chút và chúng ta thỏa hiệp với điều đó. 

Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ sau thất bại?

Chúng ta cảm thấy thất vọng mỗi khi thất bại. Đó là khoảng thời gian khó khăn đối với chúng ta, sự thất vọng đến và thật khó để nhìn thấy điều tích cực vào thời điểm đó. Nhưng tất cả những thất bại là sự phản hồi. Đó là cách vũ trụ nói rằng đây không phải là con đường dành cho bạn hay là điều gì đó khác đang đến. 

Điều quan trọng là bạn không được mắc kẹt trong những lỗi lầm của mình, đừng nghĩ rằng bạn không đủ tốt, để rồi kìm hãm bản thân tiến lên phía trước. Điều quan trọng là phải thúc đẩy bản thân mỗi ngày để tiếp tục đạt được những gì mình muốn và làm việc theo guồng máy đó. Hãy nghĩ đến những bài viết nói về những con người thành công sau thất bại; Oprah Winfrey bị sa thải khi làm phóng viên tin tức buổi tối trước khi tham gia chương trình truyền hình ban ngày, J.K. Rowling đã bị một số nhà xuất bản từ chối trước khi phát hành Harry Potter, v.v. Nhưng ngay cả với những thất bại đó, họ vẫn có thể giữ động lực, tiếp tục thúc đẩy và cuối cùng đạt đến thành công.  

Vậy chúng ta có thể làm gì?

Điều đầu tiên là bạn đừng bị thất bại đe dọa. Đừng để nỗi sợ không thành công kìm hãm bạn. Cảm giác tồi tệ, thất vọng, buồn bã, và thậm chí tức giận là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Cảm xúc của bạn là có giá trị. Sẽ có lúc bạn gặp thất bại với mọi thứ trong cuộc sống. Bạn không thể để nó ngăn cản bạn đạt được những gì bạn muốn. 

Tiếp theo, bạn cần phát triển những thói quen lành mạnh. Nỗi sợ thất bại của chúng ta đến từ những nỗi sợ khác. Nỗi sợ bị đánh giá, sợ những điều chưa biết trước, và những bất an bên trong. Thực hành tình yêu thương bản thân và nhận thức về chính mình, và cố gắng tìm hiểu sâu hơn về những gì khiến bạn sợ và lý do tại sao bạn lại sợ hãi. Hãy thử xem liệu nỗi sợ hãi này có phải xuất phát từ những tổn thương bên trong và bắt đầu chữa lành nó. Một thói quen tốt để bắt đầu là thực hành lòng biết ơn đối với những con người và những điều trong cuộc sống của bạn. Cố gắng trân trọng các mối quan hệ bạn đang xây dựng, những sự giúp đỡ xung quanh và tất cả những điều tốt đẹp khác mà bạn có. Nếu bạn thường xuyên mắc kẹt trong nỗi sợ hãi, lo lắng về những gì sẽ xảy ra, bạn sẽ chỉ nhìn thấy những điều tiêu cực trong cuộc sống. Mục tiêu của bạn là thay đổi suy nghĩ của mình. 

Sau đó, bạn thực hiện từng bước nhỏ và không đặt kỳ vọng và mục tiêu của mình quá cao. Khi chúng ta đặt mục tiêu quá cao, khả năng thất bại sẽ cao hơn, vì vậy bạn nên có những mục tiêu nhỏ và nỗ lực theo cách của bạn. Giả sử mục tiêu là giảm cân và bạn muốn giảm 18kg trong 5 tháng. Để đạt được mục tiêu này, bạn lên kế hoạch tập gym mỗi ngày, ăn kiêng, v.v. Bạn lên kế hoạch thay đổi thói quen và cam kết thực hiện với tất cả những gì bạn có. Nhưng sự thay đổi cần có thời gian, việc tập thể dục hàng ngày và thay đổi chế độ ăn uống thực sự  là những thay đổi lớn. Khi cố gắng thay đổi quá nhiều thứ cùng một lúc, chúng ta rất dễ bị kiệt sức hoặc bắt đầu nản chí, điều đó có thể dẫn đến thất bại. Những mục tiêu của bạn cần cố gắng từ từ để đạt được. Thiết lập các mục tiêu nhỏ hơn, trong trường hợp này sẽ là ăn sáng lành mạnh hơn, bắt đầu đến phòng tập thể dục hai lần một tuần, cắt giảm đồ uống có ga, v.v. Bạn bắt đầu với một mục tiêu nhỏ, sau đó chuyển sang mục tiêu lớn hơn, từ từ đạt từng thành công nhỏ. Những mục tiêu nhỏ hơn, dễ đạt được hơn để bạn có thể thực hiện từng bước cho đến khi đạt được mục tiêu cuối cùng là giảm cân. 

Cuối cùng, bạn cần học cách chấp nhận thất bại và trưởng thành từ đó. Thất bại là một phần của cuộc sống. Vâng, điều đó rất khó, nhưng tất cả chúng ta đều phải đối diện với nó. Thừa nhận thất bại của bạn và cố gắng học hỏi từ nó. Hãy xem liệu bạn có đặt mục tiêu quá cao không, liệu mục tiêu đó có quá xa tầm với của bạn hay là một mục tiêu không phù hợp với bạn. Thất bại mang đến cho chúng ta những cơ hội, đừng để thất bại làm bạn nhục chí. 

Để lại suy nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *