Blog

05 Cách Mạng Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tinh Thần Của Bạn

gina_journaling-1-1.jpg
Selflove - Chữa Lành

05 Cách Mạng Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Tinh Thần Của Bạn

Trong vài năm vừa qua, mạng xã hội đã trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta lên mạng để theo dõi bạn bè và gia đình đang như thế nào, xem những hình ảnh và video hài hước cũng như đọc tin tức và thông tin hàng ngày. Vào năm 2020, người lớn ở Hoa Kỳ dành hơn hai giờ mỗi ngày trên các phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm Facebook, Instagram, TikTok, Twitter, Reddit và LinkedIn. 

Khoảng 72% người lớn sử dụng một số hình thức mạng xã hội và hơn 50 phần trăm truy cập các trang mạng xã hội mỗi ngày. Chúng ta sử dụng phương tiện truyền thông là vì bạn bè, gia đình, kinh doanh, các mối quan hệ, và tất cả các lý do chúng ta nêu ra để lên mạng và tương tác với các bài đăng và với người khác. Ngày càng hiếm tìm thấy những người không sử dụng mạng xã hội. 

Mạng xã hội có thể mang lại lợi ích gì cho chúng ta? 

Là con người, chúng ta là những sinh vật mang tính xã hội. Chúng ta cần những người xung quanh để trò chuyện và một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau. Nhờ có mạng xã hội, việc kết nối với những người bạn cũ, các thành viên trong gia đình ở xa và đồng nghiệp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể cập nhật tình hình hiện tại của các thành viên trong đại gia đình và theo dõi cuộc sống hàng ngày của những người bạn đang như thế nào. Chúng ta có thể kết bạn mới và tìm kiếm cộng đồng dựa trên tính cách, sở thích và mối quan tâm của chúng ta. Chúng ta có thể chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ cho các vấn đề quan trọng của mình. Chúng ta cũng có thể sử dụng mạng xã hội như một lối thoát, chia sẻ những khía cạnh mong manh, dễ bị tổn thương của bản thân và những tác phẩm sáng tạo của mình. 

Mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta như thế nào?

Mặc dù có khá nhiều lợi ích mà mạng xã hội có thể mang lại, từ tin tức địa phương, giải trí và cộng đồng, nhưng có khá nhiều điều mà mạng xã hội tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. 

“Bạn bè” không có nghĩa là bạn thật sự

Khi chúng ta ở trên mạng xã hội, có thể cảm thấy khá hay ho khi có 100, 200 người bạn, v.v. Để bạn bè bình luận về bài đăng của mình, thích ảnh của chúng ta và để chúng ta có thể chia sẻ câu chuyện của mình, những điều này có thể mang lại cho ta cảm giác thân thiết qua mạng. Tuy nhiên, chỉ vì ai đó được gắn mác là bạn bè trên mạng không có nghĩa họ là bạn bè thực sự. Dù có thể kết nối với nhiều người hơn bao giờ hết, chúng ta vẫn có thể cảm thấy cô đơn. Rất nhiều kết nối mà chúng ta có trên mạng, mặc dù mang tính giải trí, nhưng hời hợt và cũng không phải là những kết nối sâu sắc. Có cả những người không coi chúng ta là bạn trong cuộc sống. Hầu như tất cả chúng ta đều đã từng trải qua điều này lúc này hay lúc khác, mọi người có thể ủng hộ chúng ta online nhưng lại không thể giúp đỡ chúng ta ngoài đời thực. 

Nỗi sợ bỏ lỡ điều gì đó

Nỗi sợ bỏ lỡ điều gì đó đã có từ bao đời nay. Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của công nghệ khiến nỗi sợ hãi này trở nên phổ biến hơn, đặc biệt ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Khi lớn lên, rất nhiều người trong chúng ta không biết bạn bè mình tụ họp với nhau mà không có mình hoặc chúng ta không được mời đến một bữa tiệc, trừ khi họ nói cho chúng ta biết. Với mạng xã hội, chúng ta có thể ngay lập tức nhìn thấy bạn bè và gia đình gặp gỡ nhau mà không có sự có mặt của mình. Khi chúng ta biết bạn bè của mình tụ tập với nhau mà không mời chúng ta, hoặc thậm chí nói dối chúng ta, điều đó thật đau lòng. Biết được những điều này khi lướt những bức hình trên Instagram càng như xát muối vào vết thương lòng. Suy nghĩ của chúng ta về các mối quan hệ và tình bạn cũng có thể thay đổi dựa trên cách chúng ta thể hiện chính mình online và mức độ tương tác nhiệt tình của chúng ta trên các trang mạng và bài đăng của bạn bè. 

Vấn đề trong giao tiếp

Với việc dễ dàng tiếp cận với gia đình và bạn bè trên khắp thế giới, bạn sẽ cho rằng việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn giản như vậy. Giao tiếp không chỉ là những lời được nói ra. Giao tiếp còn ở giọng điệu, ngữ cảnh và ngôn ngữ cơ thể, những điều khó thể hiện hơn qua mạng hay qua văn bản. Hầu như ai cũng từng trải qua những lúc chúng ta gửi đi một tin nhắn hoặc một thông điệp, và mặc dù chúng bị xem nhẹ hoặc bị mỉa mai, người khác xem nó như một sự thô lỗ hoặc nghiêm trọng hóa. 

Chúng gây nghiện

Mạng xã hội có thể gây nghiện do lượng serotonin mà mọi người nhận được khi tương tác online. Một bài đăng nhận được nhiều lượt thích (likes), chia sẻ và nhận xét tích cực có thể làm tăng lượng serotonin trong chúng ta, chất này thúc đẩy các hành vi online (cả tốt và xấu). Chúng ta muốn lượng serotonin tiếp tục tăng, cuối cùng chúng ta trở nên lo lắng và dành nhiều thời gian online hơn để cố gắng có được những lượt likes đó. 

Giới hạn

Thật khó để tuân theo các giới hạn. Các quảng cáo trên mạng xã hội lại làm tăng thêm độ khó cho nó. Mạng xã hội và tiện ích của tương tác thường xuyên, khiến việc tiếp cận với mọi người, thao túng mọi người hoặc thúc đẩy người làm nội dung đạt được điều họ muốn dễ dàng hơn nhiều. Tất cả những gì họ cần làm là gửi đi một tin nhắn, bình luận và tag người khác để thu hút sự chú ý của bạn và thao túng bạn. Thật không may, việc thúc đẩy các giới hạn và khả năng kết nối với bất kỳ ai có thể dẫn đến tình trạng bắt nạt trên mạng. Tất cả mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên và trẻ em giờ đây có thể bị những kẻ bắt nạt tiếp cận mọi lúc mọi nơi. Những kẻ bắt nạt và lạm dụng không cần ở gần bạn nữa; họ có thể tìm ra bạn thông qua chiếc điện thoại của bạn, mạng xã hội và các hình thức kỹ thuật số khác. Từ việc gọi tên ai đó, các tin đồn thổi đến việc nhận những hình ảnh không mong muốn, những hình ảnh khiêu dâm chia sẻ không được sự chấp thuận, mạng xã hội đã khiến việc bắt nạt và quấy rối các cá nhân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Tất cả những điều này có thể tạo ra căng thẳng, trầm cảm, lo lắng và khiến chúng ta e ngại khi online. Tuy nhiên, vì tầm quan trọng của mạng xã hội và FOMO (Nỗi sợ bỏ lỡ), chúng ta không thể không tiếp tục sử dụng chúng. 

Chúng ta có thể làm gì?

Một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm là có ý thức khi sử dụng mạng xã hội. Bạn đặt giới hạn thời gian online và nhận thức được cảm giác mà mạng xã hội mang lại cho bạn. Bạn có đang giải trí và vui cười khi sử dụng mạng xã hội không? Hay bạn cảm thấy chán nản và lo lắng? Bạn rất dễ bị cuốn hút bởi mạng xã hội vì các thuật toán cố gắng hiển thị cho bạn thấy các nội dung và thông tin bạn yêu thích. Khi chúng ta bắt đầu bị cuốn vào những vòng xoáy đầy mê hoặc của thời đại kỹ thuật số này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra mình đang bị vây quanh bởi những thông tin tương tự, kích hoạt hoặc không. Ý thức được việc bạn đang sử dụng mạng xã hội như thế nào sẽ giúp bạn thoát khỏi vòng xoáy cuốn hút này và ngăn bạn trải qua những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ. 

Hãy nhớ rằng không phải mọi thứ bạn thấy trên mạng xã hội luôn chính xác. Những hình ảnh, câu chuyện và thông tin mà chúng ta nhìn thấy từ bạn bè và gia đình chỉ thể hiện một mặt cuộc sống của họ. Sau một thời gian, bạn sẽ dễ dàng so sánh bản thân và cuộc sống của mình với người khác. Đó là lý do tại sao điều quan trọng cần nhớ là không phải lúc nào bạn cũng nhìn thấy toàn bộ sự thật trên mạng xã hội. 

Để lại suy nghĩ của bạn ở đây

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *